Thứ ba, ngày 16 tháng 04 năm 2024

Kiểm tra - Tài chính

Cập nhật lúc : 00:00 09/03/2019

QUY CHẾ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VÀ CỤC THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2018 - 2023

Căn cứ Luật Công đoàn số 12/2012/ QH13 ngày 20/6/2012;

        Căn cứ Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH1 ngày 29/11/2006 và Luật số 21/2012/QH13 ngày 21/11/2012 sử đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý Thuế;

Căn cứ Nghị định số 191/2013/NĐ ngày 21/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết về Tài chính Công đoàn;

  Căn cứ Quy chế phối hợp số 1822/QCPH/BTC-TLĐ ngày 08 tháng 12 năm 2014 của hai đơn vị Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Công văn số 5811/TCT-KK ngày 24/12/2014 Của Tổng cục Thuế về việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Căn cứ Công văn số 1949/ TLĐ ngày 31/12/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về ký quy chế phối hợp.

Căn cứ Chương trình phối hợp 02/CTrPH-LT ngày 14 tháng 01 năm 2014 giữa LĐLĐ tỉnh với Cục Thuế tỉnh, Kho bạc tỉnh và Sở LĐTB-XH về việc thu kinh phí Công đoàn trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp;

Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế và Cục Thuế tỉnh thống nhất xây dựng, triển khai thực hiện Quy chế phối hợp công tác về thu kinh phí Công đoàn trong các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh như sau:

  I. MỤC ĐÍCH:

Phối hợp hiệu quả giữa Cục Thuế tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh trong việc thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Thông qua Quy chế phối hợp nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm với Nhà nước và tổ chức công đoàn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh ngày càng phát triển.

II. QUY ĐỊNH CHUNG:

          1.Phối hợp bao gồm:

Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện quy định của pháp luật thuế, pháp luật Công đoàn;

Hoạt động phối hợp công tác nêu trên được thực hiện thống nhất từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đã được pháp luật quy định đối với Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn. Công tác thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và yêu cầu nghiệp vụ của mỗi bên, có kế hoạch được lãnh đạo có thẩm quyền của hai cơ quan phê duyệt. Những vướng mắc phát sinh được trao đổi, giải quyết kịp thời.

  III. NỘI DUNG PHỐI HỢP:

1. Đối với Liên đoàn Lao động tỉnh:

1.1. Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện pháp luật thuế:

Liên đoàn Lao động tỉnh và Cục Thuế tỉnh tuyên truyền thực hiện nghĩa vụ thuế trong cán bộ công chức, viên chức, người lao động và cán bộ Công đoàn.

Thông qua sinh hoạt “Ngày Pháp luật”; Chuyên mục Công đoàn trên Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh; trang thông tin điện tử, facebook, Ấn phẩm “Người Lao động Cố Đô”; Các hội nghị tập huấn nghiệp vụ Công đoàn tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, hỏi đáp về chính sách, pháp luật...

Liên đoàn Lao động tỉnh có trách nhiệm cung cấp các văn bản liên quan về Tài chính Công đoàn phù hợp với các hình thức, đối tượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

1.2. Hỗ trợ cung cấp, trao đổi thông tin về đối tượng phải đóng kinh phí Công đoàn:

Trên cơ sở thông tin về đóng kinh phí Công đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh cung cấp cho cơ quan Thuế cùng cấp thông tin về số lượng người nộp thuế phải đóng kinh phí Công đoàn, số lượng lao động, số kinh phí Công đoàn đã đóng của người nộp thuế trên địa bàn đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã thành lập và chưa thành lập tổ chức Công đoàn.

1.3. Trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế cơ quan Thuế hỗ trợ Liên đoàn Lao động tỉnh thực hiện:

Kiểm tra doanh nghiệp Luật Công đoàn. Nếu doanh nghiệp, cơ quan đơn vị vi phạm Pháp luật Công đoàn về đóng kinh phí Kiến nghị với các cơ quan chức năng xử lý vi phạm pháp luật về trích đóng kinh phí Công đoàn.

 2. Đối với Cục Thuế tỉnh:

2.1. Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện pháp luật thuế và pháp luật Công đoàn:

Cục Thuế tỉnh hỗ trợ Liên đoàn Lao động tỉnh trong công tác tuyên truyền phổ biến Pháp luật về Công đoàn trên trang thông tin điện tử của Cục Thế và các hình thức tuyên truyền khác; Các chương trình tập huấn chính sách, Pháp luật thuế cho người nộp thuế…

2.2. Hỗ trợ cung cấp, trao đổi thông tin về đối tượng phải đóng kinh phí Công đoàn:

Tháng đầu quý, cơ quan thuế cung cấp thông tin về người nộp thuế đăng ký mới: Tên người nộp thuế, ngành nghề kinh doanh, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại…và cung cấp thông tin về tình trạng hoạt động hoặc thay đổi thông tin người nộp thuế, chia tách, sáp nhập, giải thể, thời gian tạm nghỉ kinh doanh, ngừng hoạt động, thời gian đóng mã số thuế…

2.3. Thông qua hệ thống quản lý, định kỳ 6 tháng cơ quan cung cấp cho cơ quan thuế những thông tin liên quan đến doanh nghiệp: Tên doanh nghiêp, địa chỉ trụ sở, số lao động mà cơ quan Thuế đang quản lý.

2.4 Trong công tác kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật về thuế:

Cục Thuế tỉnh kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế trong thực hiện nghĩa vụ thuế và trích nộp kinh phí công đoàn 2% (Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn- theo quy định tại Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP). Trong quá trình thanh tra, kiểm tra về thuế nếu phát hiện người nộp thuế chưa thu, chưa trích và chưa nộp hoặc đã trích hoặc đã thu nhưng chưa nộp kinh phí công đoàn thì đoàn thanh tra, kiểm tra thuế ghi nhận số liệu báo cáo doanh nghiệp, nhắc nhở người nộp thuế thực hiện thu, trích, nộp kinh phí công đoàn cho cơ quan công đoàn, đồng thời thông báo đến cơ quan công đoàn phối hợp để đôn đốc.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Liên đoàn Lao động tỉnh, Cục Thuế tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo Liên đoàn Lao động và Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố, công đoàn ngành, công đoàn cấp trên cơ sở triển khai Chương trình phối hợp theo ngành dọc cấp mình.

2. Liên đoàn Lao động và các Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố, công đoàn ngành, công đoàn cấp trên cơ sở căn cứ và đặc thù của địa phương, đơn vị chủ động xây dựng, chương trình, kế hoạch phối hợp triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả

3. Phòng Thanh tra Cục Thuế tỉnh và Ban tài chính Liên đoàn Lao động tỉnh làm đơn vị đầu mối của hai bên để thực hiện Quy chế này. Định kỳ 6 tháng ở cấp tỉnh, huyện và cơ quan Thuế thực hiện đánh giá kết quả phối hợp, kiến nghị xử lý kịp thời và những vướng mắc phát sinh, thống nhất kế hoạch phối hợp tiếp theo.

4. Thời gian và hình thức cung cấp thông tin giữa các đơn vị: Định kỳ tháng đầu quý, hai bên trao đổi thông tin bằng hình thức văn bản và kết xuất file dữ liệu.

5. Trong trường hợp đột xuất, lãnh đạo cơ quan Công đoàn và cơ quan Thuế các cấp có thể tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện phối hợp.

6. Kinh phí tuyên truyền, phổ biến Pháp luật Công đoàn về đóng kinh phí Công đoàn thực hiện theo quy định của TLĐLĐVN.

7. Quy chế phối hợp này thay thế Chương trình phối hợp số 01/LĐLĐ – CT ngày 15/01/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung hai đơn vị sẽ trao đổi ý kiến thống nhất hoặc trình cấp trên quyết định sửa đổi, bổ sung phù hợp./.         

               CỤC THUẾ TỈNH                                            TM. BAN THƯỜNG VỤ LĐLĐ TỈNH

                 CỤC TRƯỞNG                                                                 CHỦ TỊCH

                   ( Đã ký)                                                                             ( Đã ký)

                   HÀ VĂN KHOA                                                       NGUYỄN KHOA HOÀI HƯƠNG

Tư vấn pháp luật

Em là giáo viên tại một trường tiểu học. Em đã được nhận bằng khen của ... 

Trả lời:

Theo định tại Điều 3 Thông tư 08/2013//TT-BNV thì điều kiện nâng bậc lương ...

Xem tất cả

--- Liên kết ---