Thứ bảy, ngày 27 tháng 04 năm 2024

Kiểm tra - Tài chính

Cập nhật lúc : 00:00 06/05/2021

Kinh phí Công đoàn công khai, minh bạch, hiệu quả để chăm lo, bảo vệ Người lao động

Trong nhiệm kỳ 2018 – 2023, công đoàn Việt Nam chọn một trong ba khâu đột phá là tạo nguồn lực đủ mạnh để triển khai các nhiệm vụ của tổ chức. Để làm được điều này, công tác tài chính công đoàn phải có bước chuyển mạnh theo hướng chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả.

Nguồn thu tài chính Công đoàn từ đâu? Tài chính công đoàn được sử dụng vào những hoạt động gì? Là những câu hỏi được các lãnh đạo các doanh nghiệp, người lao động và đoàn viên Công đoàn đặt ra với tổ chức CĐ. Với phương châm công khai, minh bạch, hiệu quả, hoạt động Công đoàn hướng đến sự đổi mới trong phương thức hoạt động, nhằm thu hút người lao động gia nhập công đoàn Việt Nam và tạo sự đồng thuận của người sử dụng lao động trong việc thực hiện pháp luật công đoàn, trong đó có vấn đề tài chính

Sau khi có Luật Công đoàn năm 2012, Chính Phủ đã ban hành Nghị đinh 191 quy định chi tiết về tài chính công đoàn trong đó đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn. Nghị định này cũng quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo các cấp công đoàn chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính, thuế, thanh tra lao động cùng cấp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đóng kinh phí công đoàn, kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý vi phạm pháp luật về đóng kinh phí công đoàn. 

         Liên đoàn Lao động thành phố Huế, đơn vị có gần 100 CĐCS doanh nghiệp, những năm qua đã làm tốt công tác tuyên truyền và thu kinh phí công đoàn. Năm  2018, LĐLĐ thành phố Huế thu đạt trên 160% kế hoạch. Bên cạnh việc nỗ lực của đội ngũ cán bộ Công đoàn trong công tác tuyên truyền, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các ban ngành chức năng là sự tích cực hợp tác của chủ sử dụng lao động. Với công ty Đất xanh bắc miền Trung, một DN có CĐCS với 95 đoàn viên, viên trích nộp kinh phí Công đoàn luôn được thực hiện nghiêm túc hàng tháng. Và đây cũng là doanh nghiệp chuyển kinh phí Công đoàn qua 01 tài khoản trung gian- ngân hàng Viettinbank, góp phần thực hiện  giải pháp quan trọng trong phương thức thu kinh phí công đoàn của tổng LĐLĐ Việt Nam, thể hiện được tính công khai, minh bạch, công bằng, tạo sự chủ động tuyệt đối về nguồn kinh phí cho CĐCS, giúp các cấp công đoàn thực hiện tốt việc phân cấp thu tài chính công đoàn.

Tổng giám đốc công ty Đất xanh Bắc miền Trung  cho rằng việc trích nộp kinh phí Công đoàn nghiêm túc đó là cách tạo niềm tin cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp qua việc chấp hành nghiêm túc pháp luật lao động và công đoàn, góp phần tạo thương hiệu cho doanh nghiệp. Việc trích nộp kinh phí hàng tháng đúng quy định tạo một sự “ bảo đảm”  cho việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên Công đoàn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã hỗ trợ kinh phí để CĐCS tặng quà sinh nhật hàng tháng cho bản thân và vợ/ chồng CNLĐ, mức ăn ca đạt 25 ngàn đồng/ suất cùng các hoạt động tham quan  hàng năm

Việc chấp hành pháp luật lao động và Công đoàn không chỉ là việc thường xuyên của các doanh nghiệp đông đoàn viên CĐ và NLĐ. Công ty Tôn Bảo Khánh, doanh nghiệp có CĐCS với gần 30 đoàn viên, đã thực hiện rất tốt việc trích nộp kinh phí Công đoàn hàng tháng. Tổng giám đốc công ty Tôn bảo Khánh  đánh giá: việc nghiêm túc thực hiện đóng kinh phí Công đoàn là thể hiện của sự trung thực, và là điều kiện để CĐCS có “ thực lực” cùng với DN chăm lo  cho đời sống của NLĐ. Tại DN này, những CNLĐ mới vào làm việc đều được tuyên truyền về tổ chức CĐ để NLĐ tìm hiểu và tự nguyện tham gia. Hàng tháng, ngoài việc trích nộp kinh phí lên CĐ cấp trên, thông qua CĐCS,  Công ty Tôn Bảo Khánh có chương trình tặng sữa cho con CNLĐ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, tặng học bổng mỗi suất từ 300 đến 500 ngàn cho con CNLĐ học Đại học. Tổng kinh phí chi cho hoạt động này từ 8 đến 10 triệu đồng/ tháng.  

Năm 2019, Công đoàn cấp trên trích lại 69% trong tổng số kinh phí nộp lên CĐ cấp trên cho CĐCS các doanh nghiệp hoạt động,  nộp lên Công đoàn cấp trên 31%,  và mỗi năm CĐCS các doanh nghiệp được sử dụng tăng thêm 1% cho tới năm 2020 mức sử dụng KPCĐ là 70%. Đối với những doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn, người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn, và Công đoàn cấp trên tích lũy và trả lại cho công đoàn cơ sở sau khi công đoàn cơ sở của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thành lập.

Từ nguồn thu kinh phí, các cấp Công đoàn đã đảm bảo cho hoạt động của Công đoàn và chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động như hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động; phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, các hoạt động tuyên truyền,tổ chức phong trào thi đua, tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch,  tổ chức các hoạt động về giới và bình đẳng giới và thăm hỏi đoàn viên. 

Để Công đoàn có điều kiện chăm lo tốt hơn cho người lao động, các doanh nghiệp cần có sự hợp tác để CĐCS ổn định nguồn tài chính CĐ. Đó vừa là nghiêm túc thực hiện pháp luật, vừa thể hiện sự quan tâm của DN đối với người lao động của đơn vị mình. Tổ chức Công đoàn Việt Nam hướng đến sự công khai, minh bạch, hiệu quả tài chính Công đoàn để tạo niềm tin cho người lao động và doanh nghiệp trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. 

Ngọc Hương

Tư vấn pháp luật

Em là giáo viên tại một trường tiểu học. Em đã được nhận bằng khen của ... 

Trả lời:

Theo định tại Điều 3 Thông tư 08/2013//TT-BNV thì điều kiện nâng bậc lương ...

Xem tất cả

--- Liên kết ---