Thứ bảy, ngày 27 tháng 07 năm 2024

Các kỳ Đại hội

Cập nhật lúc : 00:00 24/10/2023

Các kỳ đại hội công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế

 Từ ngày thành lập đến nay, Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã trải qua 14 kỳ Đại hội.

- Đại hội lần thứ nhất:   

    Đại hội Công nhân cứu quốc họp vào tháng 10 năm 1945 tại Nhà in Đắc Lập – Thành phố Huế. Tham dự Đại hội có đại biểu công nhân Nhà đèn, Nhà máy In, Xưởng vôi Long Thọ, Nhà máy Nước, Sở Lục lộ, ga Huế. Trường Kỹ nghệ và đại biểu các Hội ái hữu, nghiệp đoàn, thợ thủ công, lao động.Đồng chí Trần Tấn được bầu làm Bí thư Hội Công nhân cứu quốc

- Đại hội lần thứ hai:

    Hội nghị Đại biểu Công đoàn tỉnh, tổ chức vào tháng 9 năm 1947 tại  Khe Đá Mài, CK3, Chiến khu Hoà Mỹ. Dự Hội nghị gồm đại biểu các cơ sở: In, sản xuất vũ khí, dược phẩm, sửa chữa hoả xạ, nhà đèn và đại biểu các cơ quan hành chính sự nghiệp.Đồng chí Trần Anh Liên được bầu làm Thư ký Công đoàn Thuận Hoá. Năm 1950, đ/c Trần Anh Liên được Thường vụ Khu uỷ điều ra công tác tại Liên hiệp Công đoàn liên khu IV. Tháng 6/1950, Hội nghị Thường vụ Liên hiệp Công đoàn mở rộng đã cử Đ/c Nguyễn Luận làm Thư ký.

- Đại hội lần thứ ba:

    Hội nghị Đại biểu Công đoàn toàn tỉnh được tiến hành vào tháng 5 năm 1951 bao gồm đại biểu của các cấp Công đoàn trong tỉnh về tham dự. Đại hội bầu Ban Chấp hành Công đoàn tỉnh do đ/c Nguyễn Thảo (tức Luận) làm Thư ký. Ban Chấp hành gồm các đồng chí Bùi Quỳ, Khách, Ngọc (Thiệp), Minh, Ngân, Lê Ba, Lục, Trực.

- Đại hội lần thứ tư:

    Hội nghị cán bộ Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế họp vào tháng 2 năm 1976 tại nhà số 31B Nguyễn Thái Học, Thành phố Huế.Tại Hội nghị, đồng chí Tống Hoàng Nguyên, Tỉnh Uỷ viên, thay mặt lãnh đạo tỉnh đọc quyết định số 16/QĐ-TC ngày 26/1/1976 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chỉ định Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn giải phóng tỉnh Thừa Thiên Huế gồm .11 đ/c

- Đại hội lần thứ năm:

Đại hội đại biểu Liên hiệp Công đoàn Bình Trị Thiên lần thứ nhất họp từ ngày 22 đến 27 tháng 11 năm 1977 tại thành phố Huế. Tham dự Đại hội có 412 đại biểu thay mặt cho hơn 80.000 đoàn viên, CNVC trong toàn tỉnh Bình Trị Thiên. Đại hội bầu Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn gồm 39 đồng chí, trong đó có 7 đồng chí là nữ. Ngày 15 tháng 1 năm 1978, Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn Bình Trị Thiên khoá I họp phiên thứ nhất bầu 11 đồng chí vào Ban Thường vụ

- Đại hội lần thứ sáu:

Đại hội đại biểu Liên hiệp Công đoàn Bình Trị Thiên lần thứ II họp từ ngày 13 đến 15 tháng 8 năm 1981 tại thành phố Huế. Dự Đại hội có 350 đại biểu thay mặt cho 85.000 đoàn viên, công nhân viên chức. Đại hội bầu Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn gồm 41 đồng chí, trong đó có 7 nữ.Ngày 16 tháng 8 năm 1981 Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn Bình Trị Thiên khoá II họp phiên thứ nhất bầu 11 đồng chí vào Ban Thường vụ .Đ/c Lê Viết Tâm làm  Thư ký Liên hiệp Công đoàn

- Đại hội lần thứ bảy:

        Đại hội đại biểu Liên hiệp Công đoàn Bình Trị Thiên lần thứ III họp từ ngày 26 đến 28 tháng 8 năm 1983 tại Nhà Văn hoá Trung tâm tỉnh. Tham dự Đại hội có 300 đại biểu thay mặt cho 86.000 đoàn viên Công đoàn trong toàn tỉnh. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 42 đồng chí, trong đó có 8 nữ. Ban Chấp hành đã bầu ra 13 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đ/c Lê Viết Tâm: Thư ký Liên hiệp Công đoàn

- Đại hội lần thứ tám:   

        Đại hội đại biểu Liên hiệp Công đoàn Bình Trị Thiên lần thứ IV họp từ ngày 28 đến 30 tháng 7 năm 1988 tại Thành phố Huế. Tham dự Đại hội có 280 đại biểu thay mặt cho 101.198 đoàn viên và lao động trong tỉnh. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Liên hiệp Công đoàn khoá IV gồm 41 đồng chí. Ban Chấp hành mới đã bầu 12 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đ/c Lê Viết Tâm: Thư ký Liên hiệp Công đoàn. Ngày 17 tháng 10 năm 1988 Đại hội đại biểu Công đoàn Việt Nam lần thứ VI chính thức tổ chức trọng thể tại thủ đô Hà Nội. Đại hội đã quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đổi tên các Liên hiệp Công đoàn địa phương, các Công đoàn quận, huyện thành Liên đoàn Lao động. Chức danh Tổng Thư ký được đổi thành Chủ tịch Tổng Liên đoàn, thư ký Liên hiệp Công đoàn được đổi thành Chủ tịch Liên đoàn Lao động.
    Tháng 7 năm 1989 chia lại địa giới tỉnh Bình – Trị – Thiên thành 3 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Bình. Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động Thừa Thiên Huế gồm 17 đồng chí và 6 đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ. Đ/c Lê Viết Tâmlàm  Chủ tịch LĐLĐ tỉnh
    Tháng 1 năm 1990 đồng chí Nguyễn Xuân Lý được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh thay đ/c Lê Viết Tâm chuyển công tác. Ngày 3 tháng 8 năm 1992 đ/c Phan Trung Kế được quyết định làm Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế thay đ/c Nguyễn Xuân Lý chuyển công tác.

- Đại hội lần thứ chín:

        Đại hội đầu tiên sau khi phân lại địa giới hành chính, họp từ ngày 28 đến 30 tháng 6 năm 1993 tại Nhà Văn hoá Trung tâm tỉnh. Tham dự Đại hội có 250 đại biểu chính thức, thay mặt cho 29.121 đoàn viên Công đoàn toàn tỉnh. Đại hội đã bầu 27 đ/c vào Ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ nhất đã bầu 9 đ/c vào Ban Thường vụ. Đ/c Phan Trung Kế làm Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế  
      
- Đại hội lần thứ mười:

    Họp từ ngày 8 đến ngày 9/7/1998 tại thành phố Huế. Tham dự Đại hội gồm 250 đại biểu, thay mặt cho 37.733 đoàn viên CĐ trên tổng số 76.470 CNVC-LĐ toàn tỉnh.
    Đại hội bầu ra BCH LĐLĐ tỉnh khoá X gồm 35 uỷ viên, trong đó có 8 nữ, bầu 7 đ/c tiêu biểu đi dự Đại hội CĐ toàn quốc lần thứ VIII.Hội nghị BCH LĐLĐ tỉnh TT Huế lần thứ nhất bầu Ban Thường vụ gồm 11 đ/c, do đ/c Phan Trung Kế làm Chủ tịch LĐLĐ tỉnh

- Đại hội lần thứ mười một:

        Họp từ ngày 14/7 đến ngày 16/ 7/ 2003 tại thành phố Huế. Tham dự Đại hội gồm 249  đại biểu, thay mặt cho 47.884 đoàn viên CĐ trên tổng số 53.097 CNVC-LĐ toàn tỉnh.Đại hội bầu ra BCH LĐLĐ tỉnh khoá XI gồm 35 uỷ viên, Ban Thường vụ gồm 11 đ/c do  đ/c Phan Trung làm Chủ tịch LĐLĐ tỉnh .

- Đại hội lần thứ mười hai:

    Đại hội diễn ra từ ngày 26/6 đến ngày 28/6/2008 tại Thành phố Huế. Tham dự Đại hội gồm 250 đại biểu, thay mặt cho 48.070 đoàn viên CĐ trên tổng số 55.089 CNVC-LĐ toàn tỉnh.Đại hội bầu ra BCH LĐLĐ tỉnh khoá XI gồm 35 uỷ viên, Ban Thường vụ gồm 11 đ/c, do  đ/c Phan Trung làm Chủ tịch LĐLĐ tỉnh
 
 - Đại hội lần thứ mười ba:

       Đại hội Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2013-2018 đã diễn ra trong 2 ngày 21/3 và 22/3/2013 tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân và  tổ chức Công đoàn toàn tỉnh. Đại hội đã tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện nghị quyết  Đại hội XII, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2013-2018; Kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban chấp hành LĐLĐ tỉnh khóa XII; Thảo luận tham gia ý kiến bổ sung vào dự thảo báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa X trình Đại hội XI Công đoàn Việt Nam; Tham gia góp ý sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá X và tổng hợp các đề xuất kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh có liên quan đến việc làm, đời sống của người lao động và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; Bầu Ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh khóa XIII.

         Đại hội XIII Công đoàn tỉnh nhiệm kỳ 2013 – 2018 đã xác định mục tiêu cơ bản là “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, vì đoàn viên và người lao động, vì sự ổn định và phát triển của tỉnh. Tập trung cho cơ sở, thực hiện tốt chức năng chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tham gia quản lý nhà nước; quản lý kinh tế- xã hội; đảm bảo an ninh, quốc phòng; tuyên truyền, vận động, giáo dục và tổ chức sâu rộng phong trào thi đua yêu nước; đẩy mạnh phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương”.

Đại hội đề ra 9 chỉ tiêu, trong đó 5 chỉ tiêu trực tiếp của tổ chức Công đoàn và  4 chỉ tiêu Công đoàn tham gia thực hiện. Cụ thể là:

*  Nhóm chỉ tiêu trực tiếp của tổ chức Công đoàn:

            1- Trong 5 năm 2013-2018 kết nạp mới từ 18.000- 20.000 đoàn viên, đến hết năm 2018 có 100% cơ quan, đơn vị,  doanh nghiệp có từ 20 lao động trở lên thành lập được tổ chức Công đoàn cơ sở.

2- Có 85-90% tổ trưởng Công đoàn, chủ tịch Công đoàn bộ phận và 95% Chủ tịch Công đoàn cơ sở, 100% cán bộ Công đoàn chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về lý luận, nghiệp vụ Công đoàn. Đảm bảo ít nhất 15% kinh phí Công đoàn dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

          3- Hàng năm, có 80-85% số Công đoàn cơ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước; 50%  Công đoàn cơ sở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đạt tiêu chuẩn “Công đoàn cơ sở vững mạnh”. Trong đó, 20% đạt tiêu chuẩn “Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc”.

    4- Bình quân hàng năm mỗi Công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất 01 đoàn viên Công đoàn ưu tú để cấp uỷ Đảng bồi dưỡng, xem xét kết nạp vào Đảng.

     5- Xây dựng 150-200 Nhà mái ấm Công đoàn; 100% Công đoàn các cấp xây dựng được các loại quỹ xã hội, tình thương, tình nghĩa Công đoàn.

* Nhóm chỉ tiêu Công đoàn tham gia thực hiện:

        6- Hàng năm, có 100% Công đoàn cơ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tổ chức hội nghị cán bộ công chức; có 90% số Công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước tổ chức đại hội công nhân, viên chức và trên 60% Công đoàn cơ sở công ty cổ phần, công ty TNHH tổ chức hội nghị người lao động.         

        7- Có 75-80 % Công đoàn cơ sở doanh nghiệp tổ chức thương lượng với người sử dụng lao động xây dựng, ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể.

         8- Tham gia với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chăm lo đào tạo, đào tạo lại đội ngũ công nhân, viên chức, lao động, để có 60- 70% số công nhân lao động trong các doanh nghiệp được đào tạo, đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề. Có 100% công chức, viên chức khu vực HCSN và 95% trở lên số công nhân, lao động ở các doanh nghiệp được tham gia Bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN.

      9- Phấn đấu có 100% cơ quan HCSN đăng ký, công nhận và công nhận lại cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa và 70% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn đăng ký và đến năm 2018 có 50% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn đạt chuẩn doanh nghiệp văn hóa.

Các giải pháp chủ yếu là :

1-  Chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, kiểm tra giám sát hoạt động của  cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

2- Đổi mới tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên và người lao động học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh.

3- Tổ chức phong trào thi đua yêu nước trong CNVC-LĐ.

4- Tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh.

5- Phát triển đoàn viên, Công đoàn cơ sở trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.

6- Tăng cường công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động:

7- Ban chấp hành Công đoàn các cấp cần chú trọng  hơn công tác kiểm tra thực hiện Điều lệ, các nghị quyết, chỉ thị của Công đoàn.

8- Thực hiện tốt công tác thu- chi, quản lý ngân sách Công đoàn theo đúng quy định của nhà nước và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

9- Củng cố duy trì mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Liên đoàn lao động tỉnh với Tổng công Hội Thiểm Tây, Trung Quốc. Tranh thủ sự hỗ trợ hợp tác về đào tạo cán bộ của tổ chức lao động Quốc tế và các Công đoàn quốc tế góp phần đối ngoại nhân dân, đảm bảo đường lối và quan điểm đối ngoại của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quy định.  

10- Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện: Để nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn tỉnh đi vào cuộc sống, các cấp Công đoàn cần  xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn tỉnh phù hợp với đặc điểm cụ thể của mỗi ngành, địa phương, cơ sở.

 Đại hội đã bầu Ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh khóa XIII gồm 35 ủy viên. Bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Công đoàn Việt Nam gồm 8 đồng chí.

Ban chấp hành LĐLĐ tỉnh khóa XIII đã họp phiên thứ nhất, bầu Ban thường vụ gồm 11 đồng chí, bầu đồng chí Nguyễn Nam Tiến - Tỉnh ủy viên giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, và các đồng chí Nguyễn Văn Thạnh, Trần Quang Vinh, Nguyễn Khoa Hoài Hương giữ chức vụ phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.

 - Đại hội lần thứ mười bốn:

   Đại hội Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2018-2023 đã diễn ra trong 2 ngày 27/3 và 28/3/2018 tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.Đây là sự kiện chính trị quan trọng của CNVC-LĐ và tổ chức Công đoàn toàn tỉnh. Đại hội đã tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội XIII, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2018-2023; Kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh khóa XIII; Thảo luận tham gia ý kiến bổ sung vào dự thảo báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI trình Đại hội XII Công đoàn Việt Nam; Tham gia góp ý sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XI và tổng hợp các đề xuất kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh có liên quan đến việc làm, đời sống của người lao động và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; Bầu Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh khóa XIV.

   Đại hội XIV Công đoàn tỉnh nhiệm kỳ 2018 – 2023 đã xác định mục tiêu cơ bản là“Tiếp tục đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động công đoàn, lấy nhu cầu, nguyện vọng hợp pháp chính đáng của  đoàn viên, người lao động làm cơ sở tổ chức hoạt động; Nâng cao bản lĩnh chính trị, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức pháp luật, trách nhiệm xã hội của người lao động; Tham gia tích cực trong công tác xây dựng Đảng; Phát huy dân chủ đi đôi với thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương; Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững; Xây dựng Thừa Thiên Huế theo hướng đô thị “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”.

   Đại hội đề ra 11 chỉ tiêu, trong đó 7 chỉ tiêu trực tiếp của tổ chức Công đoàn và 4 chỉ tiêu Công đoàn tham gia thực hiện. Cụ thể là:

    Chỉ tiêu thuộc trách nhiệm trực tiếp của tổ chức Công đoàn

    - Đến năm 2023 phấn đấu thành lập tổ chức công đoàn ở 100% doanh nghiệp có 25 CNLĐ trở lên. Trong 5 năm 2018-2023: phấn đấu kết nạp mới 23.000 đoàn viên;

    - Hằng năm có 90% trở lên công đoàn cấp trên cơ sở xếp loại tốt; 90% trở lên công đoàn cơ sở khu vực nhà nước, 55% trở lên công đoàn cơ sở khu vực doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có vốn ngoài nhà nước, nghiệp đoàn cơ sở, đạt tiêu chuẩn vững mạnh;

    - Hằng năm bình quân mỗi công đoàn cơ sở bồi dưỡng, giới thiệu ít nhất 01 đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp;

    - 85% CĐCS doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước có đủ điều kiện thành lập được Ban Nữ công quần chúng theo qui định của Điều lệ công đoàn Việt Nam;

    - Thu tài chính công đoàn đạt 90% dự toán trở lên;

    - 100% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên tổ chức thực hiện việc kiểm tra tài chính cùng cấp trước ngày 28/02 hàng năm;

    - Trong 5 năm, hỗ trợ xây dựng 250 “Mái ấm công đoàn” trở lên.

    Chỉ tiêu tổ chức công đoàn phối hợp thực hiện

    - Hàng năm có 100% cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị cán bộ, công chức;100% doanh nghiệp nhà nước và 70% doanh nghiệp ngoài nhà nước có tổ chức công đoàn tổ chức hội nghị người lao động, 70% doanh nghiệp tổ chức đối thoại tại cơ sở;

    - 100% doanh nghiệp nhà nước, 70% doanh nghiệp ngoài nhà nước có thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, 80% thỏa ước lao động tập thể có nội dung có lợi hơn so với quy định của pháp luật, trong đó 35% TƯLĐTT đạt loại A;

   - Hàng năm có 80% trở lên số đoàn viên và người lao động được phổ biến, thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết của Công đoàn;

   - Phấn đấu có từ 70% trở lên số đoàn viên và người lao động được tuyên truyền, vận động tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.

* Nhiệm vụ và giải pháp

  1.  Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, tham gia quản lý có hiệu quả

  2.Chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên công đoàn, người lao động, đẩy mạnh hoạt động xã hội

  3.Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động CNVCLĐ học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh

  4.Tổ chức phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ

 5. Tập trung công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở; Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh

 6. Nâng cao hiệu quả công tác nữ công, góp phần chăm lo xây dựng đội ngũ nữ CNVCLĐ trong tình hình mới

 7. Công tác tài chính

 8. Công tác kiểm tra và hoạt động của Ủy ban kiểm tra.

  Đại hội đã bầu Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh khóa XIV gồm 35 ủy viên.Bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Công đoàn Việt Nam gồm 8 đồng chí.

  Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh khóa XIV đã họp phiên thứ nhất, bầu Ban Thường vụ gồm 10 đồng chí, bầu đồng chí Nguyễn Khoa Hoài Hương- Tỉnh ủy viên, UV BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam giữ chức vụ Chủ tịch LĐLĐ tỉnh và các đồng chí Trần Quang Vinh, Phan Hồng Anh giữ chức vụ Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh. Bầu Ủy ban Kiểm tra gồm 9 đồng chí.

  Với tinh thần “Đổi mới, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm”, Đại hội XIV Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế là đợt sinh hoạt chính trị thể hiện ý chí và nguyện vọng của đội ngũ cán bộ, đoàn viên, người lao động và tổ chức Công đoàn toàn tỉnh bước vào thời kỳ mới. 

- Đại hội Công đoàn  tỉnh lần thứ mười lăm, nhiệm kỳ 2023-2028:


 

Tư vấn pháp luật

Em là giáo viên tại một trường tiểu học. Em đã được nhận bằng khen của ... 

Trả lời:

Theo định tại Điều 3 Thông tư 08/2013//TT-BNV thì điều kiện nâng bậc lương ...

Xem tất cả

--- Liên kết ---