Thứ ba, ngày 25 tháng 03 năm 2025

Tư vấn pháp luật

Gửi câu hỏi đến cho chúng tôi
  • Họ tên (*)
  • Địa chỉ
  • Số điện thoại
  • Email (*)
  • Nội dung câu hỏi (*)
  • Mã xác nhận (*)
  • Spam code
  •  

TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT

Chị A làm công nhân tại Công ty Z. Giờ làm việc của Công ty bắt đầu từ 7h30, kết thúc lúc 16h30. Trước đây, mỗi tuần chị phải làm thêm 01-03 ngày, mỗi ngày 01 giờ. Tuy nhiên, 02 tháng gần đây, do đơn hàng tăng đột biến, nên mỗi tuần chị phải làm thêm tới 04 ngày, mỗi ngày 01 giờ. Thêm vào đó, Công ty thoả thuận với công nhân trong Công ty là đi làm vào ngày nghỉ trong 02 tháng để kịp tiến độ giao hàng và sau đó, thời giờ làm thêm sẽ trở lại bình thường như trước là tối đa 03 giờ/tuần. Vì vậy, có tuần, chị không được nghỉ ngày nào. Tháng trước và tháng này, chị chỉ được nghỉ 03 ngày/tháng. Chị A hỏi: Việc làm thêm giờ và chế độ nghỉ ngơi Công ty Z đang áp dụng với chị có đúng với quy định của pháp luật?

Trả lời:

TRẢ LỜI

Theo quy định tại Khoản 1, và điểm a, b, Khoản 2, Điều 107, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về làm thêm giờ:

“1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;”.

Như vậy, thời gian trước và 02 tháng gần đây, số giờ làm thêm của chị A không quá 50% số giờ bình thường trong 01 ngày và tổng số giờ làm việc bình thường và số gời làm thêm đều không quá so với quy định 12 giờ/ngày và 40 giờ/tháng. Nếu như việc bố trí làm thêm này đã nhận được sự đồng thuận của chị là đúng với quy định của pháp luật.

Tại Khoản 1, Điều 111, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nghỉ hàng tuần:

Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày”.

Căn cứ vào quy định trên, do phải hoàn thành gấp đơn hàng, người sử dụng lao động có thể không bố trí nghỉ hàng tuần, nhưng phải đảm bảo cho chị B được nghỉ bình quân 04 ngày/tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, chị chỉ được nghỉ có 03 ngày/tháng. Như vậy, việc áp dụng chế độ nghỉ ngời này của Công ty Z là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

(Đạt Nguyễn)

TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT

Chị B là công nhân may của Công ty cổ phần Dệt XMZ (Công ty), chị ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) với Công ty từ tháng 01 năm 2022, loại hợp đồng không xác định thời hạn. Nội dung của HĐLĐ chỉ thoả thuận về mức lương, công việc phải làm và một số quyền, nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện nội quy lao động, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động mà không có thoả thuận về chế độ phúc lợi cụ thể. Ngày 25/02/2024, thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT) của Công ty được ký kết lại, trong đó quy định Công ty trích từ Quỹ phúc lợi để chi cho người lao động tiền quà ngày sinh nhật, tiền tham quan nghỉ mát; quà tặng 8/3, 20/10… Chị B hỏi, trường hợp của chị không thoả thuận trong HĐLĐ và các khoản phúc lợi thì chị có được hưởng các chế độ phúc lợi được ghi nhận trong TƯLĐTT của Công ty không ? Và chị có phải ký lại để bổ sung những khoản phúc lợi này vào HĐLĐ không ?

TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT

Ngày 25/02/2024, Thoả ước lao động tập thể của Công ty cổ phần X hết hạn. Để chuẩn bị nội dung thương lượng tập thể với người sử dụng lao động tiếp tục ký kết Thoả ước lao động tập thể, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở Công ty cổ phần X đã tiến hành thu thập thông tin và lấy ý kiến của người lao động về các nội dung sẽ thực hiện thương lượng trong năm 2024. Đa số người lao động Công ty có ý kiến muốn đưa thêm nội dung “Mức lao động” và “Chế độ chính sách với lao động nữ; chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc” trong nội dung thương lượng tập thể. Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần X hỏi: Các nội dung này đưa vào thương lượng tập thể có được không và có căn cứ vào quy định pháp luật nào?

TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT

Anh A là công nhân làm tại Công ty cổ phần Z được 03 năm. Tháng 5/2024, giữa anh A và anh B (đều là công nhân Công ty Z) có xích mích cá nhân. Ngày 20/5/2024, hết giờ làm việc anh A ra khỏi cổng công ty và ngồi ở quán giải khát cách công ty 500m thì gặp anh B, giữa 02 người xảy ra tranh cãi và có ẩu đả nhưng không gây thương tích. Khi sự việc xảy ra, có một bảo vệ của công ty cũng đang ở quán giải khát nên có chứng kiến sự việc. Sau đó người bảo vệ này báo cáo sự việc lên lãnh đạo công ty và 03 ngày sau công ty quyết định sa thải anh A mà không có bất cứ buổi làm việc với cá nhân anh A hoặc gửi thông báo gì trước đó. Hãy cho biết, việc Công ty Z xử lý kỷ luật sa thải anh A có đúng với quy định pháp luật không?

Anh A là công nhân lao động tại Công ty X. Sau khi ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) làm việc với Công ty, anh A được phổ biến Nội quy lao động, cung cấp thông tin, hướng dẫn và huấn luyện đầy đủ về quy trình vận hành máy móc và được trang bị bảo hộ lao động. Sau 06 tháng làm việc, anh A tự ý thay đổi cách thức vận hành máy và dẫn đến gây ra tai nạn lao động cho bản thân. Đồng thời, anh A có một số lần vi phạm quy định về an toàn lao động khi không sử dụng trang bị bảo hộ lao động đầy đủ. Do đó, Công ty X căn cứ quy định của Nội quy lao động xem xét hình thức kỷ luật lao động đối với anh A. Tuy nhiên, anh A cho rằng việc thay đổi quy cách vận hành máy nhằm rút ngắn thời gian, tăng năng suất đó là sáng kiến của anh và do không may nên mới xảy ra tai nạn. Hãy cho biết, việc Công ty X xem xét xử lý kỷ luật lao động đối với anh A có đúng quy định pháp luật không?

Đoàn viên hỏi: Khi nào (theo tuần, tháng, quý, năm) thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền đánh giá xem một người lao động (NLĐ) có thường xuyên không hoàn thành các công việc được giao theo hợp đồng lao động đã ký?

Đoàn viên hỏi: Thời hạn báo trước theo “ngày làm việc” để chấm dứt hợp đồng lao động có bao gồm ngày nghỉ hằng tuần, hằng năm, ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không?

Em là viên chức công tác tại một đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh, hiện tại có một đơn vị đề nghị ký hợp đồng làm việc một số công việc. Nếu ký thêm hợp đồng để làm việc với một đơn vị nữa có vi phạm quy định của Luật Viên chức không?

* Đoàn viên hỏi: Tôi đang làm việc tại một Công ty gỗ ở Khu công nghiệp. Công nhân phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bụi gỗ và sơn nên phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe. Cho tôi hỏi chế độ khám sức khỏe đối với người lao động khi làm việc tại Công ty như thế nào?

* Đoàn viên hỏi: Thời gian tới Công ty cần giao gấp số lượng hàng lớn, nên công ty đề nghị công nhân làm việc vào ngày Lễ Quốc khánh (02/9). Cho tôi hỏi tiền lương khi đi làm ngày Lễ thì được chi trả như thế nào?

Tư vấn pháp luật

TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT Chị A làm công nhân tại Công ty Z. Giờ làm ... 

Trả lời:

TRẢ LỜI Theo quy định tại Khoản 1, và điểm a, b, Khoản 2, Điều 107, Bộ luật Lao động năm ...

Xem tất cả

--- Liên kết ---