Thứ năm, ngày 25 tháng 04 năm 2024

Chính sách KTXH

Cập nhật lúc : 09:45 24/07/2018

Quỹ Trợ vốn- Chỗ dựa của người lao động nghèo Thừa Thiên Huế

Về với vườn quốc gia Bạch Mã trong những ngày đầu xuân, theo bước chân của người lao động làm việc tại vườn dẫn đoàn cán bộ Quỹ Trợ vốn cho CNLĐ nghèo Thừa Thiên Huế đi tham quan sản phẩm lao động được hình thành trên cơ sở nguồn vốn vay tại Quỹ. Nhìn ánh mắt rạng ngời khi kể về khoảng rừng tràm lên xanh, dự thu đạt 20 triệu đồng/ người sau một năm chăm sóc, đoàn cán bộ Quỹ cũng không khỏi hân hoan với niềm vui khó tả: nguốn vốn vay đã phát huy vai trò hỗ trợ người lao động nâng cao, cải thiện đời sống. Đó cũng chính là tâm huyết của không ít thế hệ đã gây dựng và phát triển Quỹ Trợ vốn cho đến ngày hôm nay.

Lần ngược thời gian, năm 1994, với sự đồng ý của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, LĐLĐ tỉnh đã thành lập “Quỹ Trợ vốn cho CNLĐ nghèo tự tạo việc làm, tăng thu nhập”, với số vốn 696.123.166 đồng, được đông đảo CNLĐ trên địa bàn tỉnh cùng các cấp các ngành và dư luận xã hội đồng tình ủng hộ cao. Tuy nhiên, với quy mô nhỏ chưa thể đáp ứng với nhu cầu của CNLĐ trên địa bàn tỉnh. Để tiếp tục phát huy tính hiệu quả của Quỹ, thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn về nhân rộng mô hình Quỹ Trợ vốn cho CNLĐ nghèo, trung tuần tháng 01 năm 2015, “Quỹ Trợ vốn cho CNLĐ nghèo tỉnh Liên đoang Lao động Thừa Thiên Huế” chính thức được thành lập với mục tiêu: trợ giúp đoàn viên và CNLĐ nghèo Thừa Thiên Huế vay vốn tự tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Qua đó, tạo phương thức hoạt động mới gắn kết và thu hút người lao động gia nhập tổ chức Công đoàn để phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức Công đoàn; Đồng thời, sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách tích luỹ của LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân vì việc làm, đời sống cho CNLĐ nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Bắt đầu với mô hình gói vay tín chấp 10.000.000 đồng/ người trong 2 năm đầu tiên, đến năm 2017, Quỹ Trợ vốn triển khai gói vay 20.000.000 đồng/ người, lãi suất 0,6%/ tháng, thời hạn vay 24 tháng.

           Qua 3 năm triển khai tích cực, Quỹ Trợ vốn đã tiến hành giải ngân 114 dự án cho 1.550 đối tượng vay vốn với tổng số tiền giải ngân gần 24,5 tỷ đồng. Mục đích vay vốn: Vay cải thiện nhà ở, cơi nới, sửa chữa xây dựng nhà ở hoặc làm mới và vay cải thiện phương tiện sinh hoạt. Nguồn vốn điều lệ ban đầu của Quỹ được kế thừa và Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế cấp bổ sung đạt 5.694.966.517 đồng.

          Nhận thấy được nhu cầu vay vốn rất lớn từ CNLĐ nhưng nguồn vốn Quỹ hạn hẹp khiến đội ngũ cán bộ công tác tại Quỹ rất trăn trở. Tháng 5/2016, được sự đồng ý của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, Quỹ Trợ vốn đã tiếp nhận nguồn vốn huy động từ các cấp Công đoàn trong tỉnh 4,15 tỷ đồng. Đến cuối năm 2017, nâng nguồn vốn cho vay lên 9.844.966.517 đồng. Phát huy vai trò chăm sóc, hỗ trợ người lao động khó khăn vay vốn phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống, Quỹ Trợ vốn triển khai các mô hình mới, như: Kết hợp với Quỹ Mái ấm Công đoàn (MÂCĐ) của LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế giải quyết cho các trường hợp được hỗ trợ MÂCĐ vay vốn 20.000.000 đồng/ người, góp phần giúp người lao động ổn định cuộc sống (các dự án ở LĐLĐ thành phố Huế, CĐ ngành Công thương...); Kết hợp với Công đoàn các cấp triển khai dự án hỗ trợ người lao động có thêm nguồn vốn đầu tư trồng rừng (các dự án tại CĐ ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), phát triển sản xuất chăn nuôi trồng trọt tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình (dự án tại LĐLĐ huyện Nam Đông, huyện A Lưới...).

        Tiếp cận với nguồn vốn vay từ Quỹ Trợ vốn, người lao động có được kênh đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Lãi suất thấp hơn, thủ tục đơn giản không phải thế chấp mà chỉ tín chấp của NSDLĐ và CĐCS. Nhu cầu vay vốn của người lao động nhiều đã tạo nên sức lan tỏa và vai trò của Quỹ Trợ vốn (cùng với các hoạt động tuyên truyền khác của tổ chức Công đoàn) đã tác động đến nhận thức của người lao động, thu hút sự quan tâm, biết đến và có hướng gia nhập Công đoàn. Từ năm 2018, Quỹ Trợ vốn hoạt động theo mô hình dự án tài chính vi mô, có sự giám sát của Ngân hàng nhà nước. Đây là cơ hội cũng như là thách thức đối với Quỹ Trợ vốn trên con đường hoàn thiện mình, thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ và vai trò chăm lo, hỗ trợ nâng cao đời sống cho CNLĐ.

   C.P

Tư vấn pháp luật

Em là giáo viên tại một trường tiểu học. Em đã được nhận bằng khen của ... 

Trả lời:

Theo định tại Điều 3 Thông tư 08/2013//TT-BNV thì điều kiện nâng bậc lương ...

Xem tất cả

--- Liên kết ---