Thứ sáu, ngày 26 tháng 04 năm 2024

Chính sách KTXH

Cập nhật lúc : 00:00 16/03/2020

CĐCS phải làm gì trước quá trình thương lượng, đàm phán?

CĐCS là tổ chức đại diện cho tập thể NLĐ; có quyền được yêu cầu thương lượng tập thể; được cung cấp thông tin về tình hình SXKD của doanh nghiệp; lấy ý kiến tập thể NLĐ về nội dung thương lượng và thông báo công khai kết quả thương lượng…

Vì vậy trong công tác chuẩn bị cần quan tâm thực hiện tốt vấn đề cơ bản, đó là: thành lập Tổ thương lượng và quyết định số lượng thành viên ít nhất là 03 người. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch CĐCS là tổ trưởng. Chọn một số người là UV BCH hoặc đoàn viên tích cực làm việc ở các bộ phận nhân sự, kế toán, cán bộ quản lý...có hiểu biết về pháp luật, nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phong tục tập quán của địa phương, có kỹ năng truyền đạt và thuyết phục; có thế mạnh trong quan hệ và nắm bắt được tâm lý của NSDLĐ; có tính nhẫn nại chịu khó đeo bám vấn đề và kiên trì, mềm dẻo trong thuyết phục; có tâm huyết với NLĐ, quan tâm thực sự đến quyền và lợi ích hợp pháp và đặc biệt phải có uy tín đối với NSDLĐ và NLĐ...

Sau khi chọn được thành viên, BCH CĐCS ra quyết định thành lập, giao nhiệm vụ cho Tổ thương lượng là lực lượng nòng cốt sẽ định hướng các nội dung cần thiết trong từng hoàn cảnh và thời điểm, nắm bắt thông tin tình hình SXKD. Ngoài các thông tin về doanh nghiệp, cần tìm hiểu thêm một số thông tin khác có liên quan: Các căn cứ pháp lý có liên quan đến thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT; thu thập thêm thông tin các doanh nghiệp trong vùng, trong ngành; tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước… nguồn thông tin từ Ban giám đốc, phòng ban chuyên môn của doanh nghiệp; từ đoàn viên công đoàn và người lao động; qua bạn bè đồng nghiệp quen biết cùng ngành; qua thông tin đại chúng; khai thác qua khách hàng; qua hoạt động tham gia kiểm tra, giám sát của Công đoàn; qua con đường phi chính thức trong các đám tiệc, qua vui chơi giải trí giao lưu, trong các dịp thăm hỏi...

Tùy theo số lượng CNLĐ, điều kiện cơ sở vật chất và thời gian, có thể chọn một trong các hình thức như: phiếu hỏi ý kiến; Hội nghị toàn thể người lao động; Hội nghị đại biểu người lao động; thông qua tổ công đoàn, công đoàn bộ phận.

Tập hợp đầy đủ ý kiến của NLĐ các vấn đề họ đang quan tâm đảm bảo tính dân chủ; chọn lọc nội dung sẽ thương lượng (có trên 50% đề xuất), xây dựng phương án đàm phán, thương lượng với NSDLĐ về các nội dung đã được người lao động yêu cầu trên cơ sở đảm bảo đạt kết quả cao nhất nguyện vọng, lợi ích của tập thể NLĐ. Người chủ trì cần chuẩn bị kỹ nội dung, phương pháp truyền đạt, cử thư ký ghi kết quả thảo luận, tổng hợp ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo.

 Không đòi hỏi cùng một lúc phải giải quyết được tất cả những vấn đề đang quan tâm và một cuộc thương lượng cần có kết quả vừa đủ hài lòng để tạo tiền đề cơ hội thành công cho những lần thương lượng bổ sung tiếp theo. Đề xuất tổ chức buổi đàm phán thương lượng tại doanh nghiệp trong thời điểm, hoàn cảnh và môi trường nhiều thuận lợi là điều đáng quan tâm vì điều này là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả cho một lần thương lượng…

Đừng quá cầu toàn đến sự hoàn hảo mà phải chọn lựa những vấn đề quan trọng thiết yếu trước cho lần thương lượng đàm phán đầu tiên và ghi nhớ rằng TƯLĐTT luôn phải được rà soát, bổ sung, sửa đổi liên tục cho phù hợp trong quá trình thực hiện…đó là trách nhiệm của CĐCS.

(Bài viết có đính kèm file mẫu Thoả ước LĐTT)

Ban Tuyên giáo LĐLĐ tỉnh

Tải file 1  

Tư vấn pháp luật

Em là giáo viên tại một trường tiểu học. Em đã được nhận bằng khen của ... 

Trả lời:

Theo định tại Điều 3 Thông tư 08/2013//TT-BNV thì điều kiện nâng bậc lương ...

Xem tất cả

--- Liên kết ---