Thứ tư, ngày 20 tháng 11 năm 2024

Liên đoàn lao động Tỉnh

Cập nhật lúc : 16:36 01/01/2022

Vai trò của Công đoàn trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở

Xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc là đồng lực quan trọng để thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ công tác, sản xuất kinh doanh ở mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Thời gian qua, các cấp công đoàn trên địa tỉnh đã chủ động tham gia và phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp phát huy tốt công tác dân chủ ở cơ sở, đạt được nhiều kết quả tích cực.


Một số kết quả trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc

Theo thống kê từ các cấp công đoàn, năm 2021 có 100% cơ quan, đơn vị ở khu vực hành chính sự nghiệp tổ chức hội nghị cán bộ, công chức theo quy định Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và 100% doanh nghiệp nhà nước, trên 80% doanh nghiệp ngoài nhà nước (có công đoàn cơ sở) tổ chức hội nghị người lao động theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động ở nhiều cơ quan, doanh nghiệp. Số Ban thanh tra nhân dân đang hoạt động: 940, trong đó có 476 Ban thanh tra nhân dân hoạt động tốt, 184 Ban thanh tra nhân dân hoạt động khá. 100% doanh nghiệp (có công đoàn cơ sở) tổ chức đối thoại tại nơi làm việc để giải quyết những vướng mắc, khó khăn của người lao động, góp phần tích cực trong việc ổn định doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định.

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tốt các nội dung theo quy chế dân chủ cơ sở như: Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; những việc phải công khai đến cán bộ, công chức, viên chức, lao động biết và tham gia ý kiến, kiến nghị. Các doanh nghiệp đã quan tâm thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật như việc quản lý, tuyển dụng, sử dụng người lao động; ký kết hợp đồng lao động; tiền lương, tiền thưởng; thời gian làm việc, nghỉ ngơi; trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; xây dựng và triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ; tổ chức khám sức khỏe, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động; tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19,… Các ý kiến, kiến nghị được xem xét, giải quyết công khai, dân chủ, đúng quy định pháp luật. Ban thanh tra nhân dân đã phát huy vai trò, trách nhiệm trong thực hiện quy chế dân chủ, giám sát các nội dung công khai, việc thực hiện các chế độ, chính sách, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,…Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế như tổ chức hội nghị cán bộ, công chức và hội nghị người lao động vẫn còn hình thức, chưa xác định rõ nội dung trọng tâm; một số đơn vị chưa có được sự phối hợp đồng bộ giữa Ban chấp hành công đoàn cơ sở và Thủ trưởng đơn vị, người sử dụng lao động.

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức tại trường THPT A Lưới năm 2021

Một số giải pháp thực hiện trong thời gian đến

Công đoàn cơ sở trong các đơn vị hành chính sự nghiệp phải xác định nội dung trọng tâm của hội nghị cán bộ, công chức, ngoài kiểm điểm đánh giá thực hiện kế hoạch hàng năm, thì nội dung chính cần tập trung đi sâu bàn luận những vấn đề có tính quyết định đến những giải pháp thực hiện nhiệm vụ và những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi cán bộ, công chức, viên chức, lao động; bàn thảo các biện pháp thực hiện năm tới, đi sâu vào việc cải cách đơn giản thủ tục hành chính, vận hành theo cơ chế một cửa, nâng cao chất lượng phục vụ; áp dụng pháp luật cán bộ, công chức, viên chức để hoàn thiện quy chế nội bộ, cải thiện đời sống, tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức, lao động phát huy tính chủ động sáng tạo, hăng hái hoàn thành nhiệm vụ góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng và lãng phí;  tiếp thu, giải đáp những kiến nghị vướng mắc, công khai dân chủ…giải quyết vấn đề cụ thể bức thiết, sẽ tạo sự sinh động, giảm nhẹ hội họp, phát huy tinh thần trách nhiệm làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động.

Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp rà soát, nghiên cứu các quy chế, nội quy, quy định nội bộ của người sử dụng lao động (NSDLĐ), chỉ rõ những quy định không còn phù hợp với quy định của pháp luật; đánh giá kết quả thực hiện Quy chế để kiến nghị, đề xuất với người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đồng thời phối hợp với NSDLĐ triển khai thực hiện bảo đảm hiệu quả. Việc tham gia của công đoàn phải thực chất, hài hòa, trên cơ sở nghiên cứu, lấy ý kiến của cán bộ và đoàn viên, người lao động. Tổ chức triển khai, giám sát việc tổ chức thực hiện Quy chế tại đơn vị mình, cấp mình, phản ánh kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện để đề xuất, phối hợp với NSDLĐ xem xét, giải quyết. Tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo hướng hợp tác, chia sẻ, vì lợi ích chung để thảo luận, tìm kiếm sự đồng thuận đối với các nội dung đối thoại.

Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo các cấp công đoàn xây dựng kế hoạch triển khai Hướng dẫn 41/HD-TLĐ ngày 11/11/2021 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về hướng dẫn công đoàn tham gia đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc. Chỉ đạo công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ công đoàn cơ sở, tập thể NLĐ tại doanh nghiệp tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp; thực hiện đánh giá rút kinh nghiệm để thực hiện triển khai diện rộng trong phạm vi quản lý./. 

 

HÀ ANH

Chưa có bình luận nào cho bài viết này

Tư vấn pháp luật

Đoàn viên hỏi: Khi nào (theo tuần, tháng, quý, năm) thì người sử dụng ... 

Trả lời:

Công đoàn trả lời: Bộ Luật Lao động năm 2019 không quy định về thời điểm hoặc ...

Xem tất cả

--- Liên kết ---