Thứ tư, ngày 20 tháng 11 năm 2024

Liên đoàn lao động Tỉnh

Cập nhật lúc : 08:00 01/05/2018

CÔNG ĐOÀN ƠI!

Có một câu nói : “Bất cứ ai cũng có thể đem đến sự khác biệt cho cuộc sống của người khác bằng sự quan tâm và tình yêu thương”. Với tổ chức Công đoàn, việc đem lại “sự khác biệt” đó vừa là trách nhiệm, vừa là tình yêu thương, từ đó tạo cho đoàn viên Công đoàn một niềm tin vào tổ chức, vào những người làm công tác Công đoàn. Muốn vậy, cán bộ Công đoàn cần phải “ lắng nghe cuộc sống gọi từng ngày”, cảm nhận và sẻ chia những tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên Công đoàn và người lao động ở cơ sở



          1.Ngôi nhà Công đoàn Việt Nam đón tôi vào cách đây gần 6 năm, thời gian chưa phải là dài trong một cuộc đời nhưng là quãng thời gian có nhiều việc làm ý nghĩa nhất với  tôi. Tôi đã được “ cháy hết mình” vì công việc, vì đoàn viên và người lao động, hướng đến mục tiêu “ quyền lợi bảo đảm, phúc lợi tốt hơn”. Bên cạnh việc chỉ đạo thực hiện các chương trình do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong tôi luôn suy nghĩ làm gì và làm thế nào để cuộc sống của đoàn viên CĐ và CNLĐ có thêm những niềm vui, hạnh phúc mà lại mang dấu ấn đặc trưng văn hóa Huế. Và rồi ý tưởng đám cưới tập thể cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn ra đời…

          Những ngày đầu tiên sau khi ban hành kế hoạch Đám cưới tập thể, các phóng viên Báo Lao động  gọi đó là đám cưới “xuyên qua giông bão”. Những cơn bão liên tiếp vào những ngày tháng Bảy năm hai ngàn không trăm mười bảy ghé thăm thành phố Huế, những giọt mưa ngày càng nằng nặng như níu cả bầu trời xứ thơ… Và  không chỉ vấn đề về thời tiết, mà còn là “ giông bão” của dư luận ở mảnh đất Cố đô với những lễ nghi, phong tục rườm rà về chuyện cưới hỏi. Ý kiến đồng ý cũng nhiều nhưng không đồng tình cũng không ít…Nhưng người làm công đoàn như chúng tôi thì nắm rõ, có nhiều hoàn cảnh CNLĐ khó khăn, mong ước một lần được khoác lên mình chiếc áo cưới, nên cuối cùng Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh quyết tâm thực hiện, dù biết chặng đường phía trước không rải đầy hoa hồng và nến đỏ để thực hiện bằng được những điều ước của đoàn viên Công đoàn.

        Thế rồi, thông tin về đám cưới tập thể với nhiều phúc lợi ưu đãi đối với người tham gia đám cưới xuất hiện đầu tiên trên Báo Lao Động, Báo Thừa Thiên Huế, các báo Trung ương, địa phương ngay sau đó nhận thấy ý nghĩa của chương trình nên cũng chung tay tuyên truyền. Chẳng bao lâu, cán bộ Công đoàn nắm được một số hoàn cảnh, sau khi đến vận động, giải thích thì các cặp đôi đồng ý. Tưởng đã qua được cửa khó, nhưng khi các cặp đôi về bàn với gia đình, thì gặp phải sự phản ứng. Nhiều phụ huynh khó chịu khi nghe con đề cập việc tham gia đám cưới tập thể :“Làm chi mà bôi bác rứa, không có thì thôi chứ làm chi mà đám cưới tập thể” - alo qua điện thoại, một cặp đôi nức nở kể lại với tôi “ Công đoàn ơi, có cách chi giúp chúng em không?

       Sau đó, cán bộ Công đoàn về tận nhà, phối hợp với địa phương đến nói chuyện nhỏ nhẹ với gia đình CNLĐ. Bắt đầu bằng sự hiểu biết về phong tục lễ nghi cưới hỏi, tiếp đó là những lợi ích, ý nghĩa mà đám cưới tập thể mang lại, dần dà những bậc song thân phụ mẫu cũng xuôi, và đồng ý cho con mình được tổ chức đám cưới...Năm 2017, có 22 cặp đôi CNLĐ  đăng ký tham gia chương trình, toàn bộ cán bộ LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành phân công cụ thể công việc từng người. Với tôi, đám cưới con mình lo lắng một, thì đám cưới n%2

Chưa có bình luận nào cho bài viết này

Tư vấn pháp luật

Đoàn viên hỏi: Khi nào (theo tuần, tháng, quý, năm) thì người sử dụng ... 

Trả lời:

Công đoàn trả lời: Bộ Luật Lao động năm 2019 không quy định về thời điểm hoặc ...

Xem tất cả

--- Liên kết ---