Thứ hai, ngày 23 tháng 12 năm 2024

LĐLĐ huyện, thị xã, thành phố

Cập nhật lúc : 17:12 07/03/2024

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT CỦA CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRỰC THUỘC

Kiểm tra, giám sát là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn, thời gian qua Ban chấp hành, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền đã tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, góp phần nâng cao ý thức chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; thực hiện đảm bảo, đúng nguyên tắc việc quản lý thu chi tài chính công đoàn. Điều quan trọng là thông qua kiểm tra giám sát để kịp thời ngăn ngừa những sai phạm, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn tại các công đoàn cơ sở (CĐCS) cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.


Giám sát việc thực hiện Chính sách pháp luật lao động tại Công ty TNHH MTV Thương mại và Đầu tư Glass Vico.

Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện nhiệm kỳ 2023 – 2028 hiện có 5 đồng chí, đảm bảo về số lượng và chất lượng; có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên các chuyên ngành luật, tài chính, kế toán, kinh tế; có nghiệp vụ, chuyên môn và hiểu biết về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của tổ chức công đoàn.

Hoạt động của UBKT Công đoàn từ huyện đến cơ sở ngày càng đi vào nề nếp, chất lượng. Trong năm 2023, Ủy ban kiểm tra Liên đoàn Lao động huyện Phong Điền đã kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam và công tác quản lý, sử dụng tại chính công đoàn tại 12 công đoàn cơ sở; Ban chấp hành Liên đoàn Lao động huyện đã phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội huyện, Bảo hiểm xã hội huyện và các cơ quan chức năng giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật lao động tại 01 doanh nghiệp. Thông qua hoạt động giám sát đã kịp thời chỉ ra những tồn tại hạn chế của doanh nghiệp về việc thực hiện giờ giấc làm việc, việc thực hiện thang bảng lương, an toàn vệ sinh lao động, việc đối thoại, thương lượng, xây dựng và thực hiện thỏa ước lao động tập thể; đề nghị người sử dụng lao động thực hiện nghiêm chính sách pháp luật của Nhà nước về lao động, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người lao động.

 Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thực tế cho thấy hoạt động kiểm tra, giám sát tại Công đoàn cấp trên cơ sở gặp những hạn chế, khó khăn như: Cán bộ làm công tác kiểm tra là kiêm nhiệm, trong khi đó số lượng CĐCS trực thuộc đông nên việc bố trí thời gian, triển khai thực hiện nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn; UBKT CĐCS thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiêm nhiệm, phải tập trung cho công việc chuyện môn nên chưa phát huy hiệu quả trong công tác kiểm tra, giám sát; chất lượng các cuộc kiểm tra  giám sát tại một số CĐCS còn nhiều hạn chế, kết luận kiểm tra còn chung chung, chưa chỉ ra được những sai phạm, khuyết điểm để có giải pháp khắc phục. Phương pháp kiểm tra, giám sát của BCH công đoàn và uỷ ban kiểm tra chưa thực sự đổi mới.

Đối với hoạt động Giám sát: Công đoàn cấp trên cơ sở chủ động phối hợp thành lập đoàn Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật lao động tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Công đoàn không thể giải quyết những kiến nghị không thuộc thẩm quyền trực tiếp giải quyết của tổ chức công đoàn, mà phải thông qua các cơ quan quản lý nhà nước, lập đoàn kiểm tra liên ngành, sau đó mới tiến hành thanh tra, kiểm tra. Việc thanh tra, kiểm tra hiện nay đều thực hiện theo kế hoạch và báo trước để doanh nghiệp thực hiện các tài liệu, báo cáo; vì vậy rất dễ sa vào hình thức, đối phó. Ðó là những bất cập đang tồn tại, ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp.

Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, cần thực hiện tốt một số giải cụ thể như sau:

Thứ nhất, Nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra, giám sát: Tăng cường công tác tuyên truyền góp phần đổi mới tư duy và nâng cao nhận thức của các cấp công đoàn, của cán bộ, đoàn viên công đoàn về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát. Tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn sâu sát, kịp thời hoạt động của Ủy ban kiểm tra CĐCS. Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn các cấp đủ năng lực, phẩm chất, có kiến thức toàn diện về các lĩnh vực; có bản lĩnh và mạnh dạn đấu tranh với các hành vi vi phạm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thứ hai,  Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cở cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, củng cố, kiện toàn kịp thời UBKT đủ về số lượng, cơ cấu, đảm bảo chuyên ngành tài chính và chuyên ngành luật. Cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát phải luôn tự học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực công tác, dành thời gian nghiên cứu các văn bản liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát như: Luật, Điều lệ Công đoàn việt Nam, Các quy định của Tổng liên đoàn về công tác thu chi tài chính công đoàn. Bộ Luật Lao động 2019; Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật an toàn vệ sinh lao động 2015; Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động; Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội; Thông tư số 25/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2023 của Bộ LĐTBXH quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động; Quyết định số 684/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy trình kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công đoàn.

Giám sát việc thực hiện Chính sách pháp luật lao động tại Công ty TNHH MTV Thương mại và Đầu tư Glass Vico.

Thứ ba, Nâng cao hiệu quả công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn làm công tác kiểm tra. Thực tiễn đòi hỏi cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát phải là những người có năng lực chuyên môn, có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, trung thực, khách quan và mạnh dạn đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn làm công tác kiểm tra.

 Thứ tư, luôn linh hoạt, đổi mới nội dung và phương pháp kiểm tra, giám sát. Tập trung giám sát các nội dung liên quan đến quyền lợi ích hợp pháp của ĐV, NLĐ như: Việc ký hợp đồng lao động; xây dựng thang bảng lương, thanh toán các chế độ trợ cấp cho người lao động; thực hiện các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động, việc đối thoại, thương lượng, xây dựng và thực hiện thỏa ước lao động tập thể…Quan tâm giám sát chặt chẽ việc thực hiện kết luận, kiến nghị của đoàn kiểm tra.

Thứ năm, Phối hợp, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện đối với các cơ quan liên quan như Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện, Bảo hiểm xã hội huyện, Công an huyện, Cơ quan thuế, Công an huyện… để thành lập Đoàn kiểm tra giám sát liên ngành và nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát tại các đơn vị.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức, hoạt động, trong thời gian tới, UBKT LĐLĐ huyện và các CĐCS sẽ tập trung thực hiện quyết liệt và đồng bộ các nhóm giải pháp nêu trên; chủ động xây dựng kế hoạch, kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; kịp thời kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn; tăng cường công tác kiểm tra tài chính, tài sản công đoàn; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp trong công tác giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo; góp phần thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, nhất là trong công tác chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

Hồ Thị Thảo

Chưa có bình luận nào cho bài viết này

Tư vấn pháp luật

Đoàn viên hỏi: Khi nào (theo tuần, tháng, quý, năm) thì người sử dụng ... 

Trả lời:

Công đoàn trả lời: Bộ Luật Lao động năm 2019 không quy định về thời điểm hoặc ...

Xem tất cả

--- Liên kết ---