Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024

Công đoàn Ngành, cấp trên trực tiếp cơ sở

Cập nhật lúc : 07:16 03/03/2022

CÔNG ĐOÀN KHU KINH TẾ, CÔNG NGHIỆP TỈNH: NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN ĐỘNG, THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VÀ PHÁT TRIỂN ĐOÀN VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Trong những năm qua, quy mô doanh nghiệp trong các khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển khá nhanh, đội ngũ công nhân lao động phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do vậy, công tác thành lập tổ chức công đoàn và phát triển đoàn viên trong doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công đoàn Khu KT, CN tỉnh Thừa Thiên Huế.


Tập trung nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS trong các doanh nghiệp NQD, gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn và chất lượng hoạt động của CĐCS, tập trung chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động để có sức hấp dẫn đối với người lao động, thu hút người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam. Để có điều kiện cùng với doanh nghiệp chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh xác định nâng cao hiệu quả thành lập công đoàn cơ sở và phát triển đoàn viên tại Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh trong giai đoạn hiện nay là một trong những nhiệm vụ hàng đầu góp phần phát triển tổ chức công đoàn ngày một lớn mạnh.

 Công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ban chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh và Ban chấp hành CĐCS doanh nghiệp trực thuộc. Phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS đi đôi với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn và chất lượng hoạt động của CĐCS, để công đoàn trong doanh nghiệp thực sự là chỗ dựa tin cậy của người lao động, là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động; góp phần đảm bảo đời sống, việc làm của người lao động và xây dựng quan hệ hài hòa, ổn định tiến bộ tại doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp phát triển bền vững. Qua đó tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của đoàn viên công đoàn, người sử dụng lao động, người lao động về tầm quan trọng, yêu cầu của công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn trong tình hình mới.

Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động trong Khu Kinh tế, công nghiệp đã có tổ chức công đoàn so với số doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn là 40/43 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ hơn 93,02%. Tỷ lệ đoàn viên trên số lượng NLĐ chưa tham gia tổ chức công đoàn đạt gần 84%, vẫn còn số lượng khá lớn công nhân lao động chưa được kết nạp đoàn viên công đoàn trong các doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn. Việc thành lập CĐCS và phát triển đoàn viên trong các doanh nghiệp thuộc Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh trong thời gian qua đã có nhiều thuận lợi, đó là được sự chỉ đạo hướng dẫn cụ thể của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh; sự hỗ trợ, phối hợp từ các cơ quan, ban ngành, bằng sự quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của cán bộ CĐCS, Công đoàn Khu KT,CN tỉnh, nhất là cán bộ CĐCS nhiệt tình, tâm huyết tích cực hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, tích cực tuyên truyền vận động người lao động tham gia tổ chức công đoàn … Tuy nhiên, quá trình tuyên truyền, vận động thành lập công đoàn khu vực ngoài nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid- 9 diễn biến phức tạp có chiều hướng lây lan rất nhanh, đặc biệt trong các doanh nghiệp có đông lao động. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, nguồn nguyên liệu đứt gãy, đơn hàng ứ đọng, chi phí cho việc phòng, chống dịch bệnh trong doanh nghiệp lớn, lao động không ổn định. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa hiểu rõ về vai trò của Công đoàn Việt Nam nên không muốn thành lập tổ chức công đoàn hoặc thành lập, hoạt động công đoàn cơ sở tương đối hình thức, chưa tạo điều kiện để NLĐ tham gia tổ chức công đoàn hoặc hỗ trợ điều kiện để CĐCS hoạt động. Tỷ lệ người lao động tham gia vào tổ chức Công đoàn ở một số doanh nghiệp còn thấp, nhất là tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nội dung, phương thức hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp chưa có nhiều đổi mới để đáp ứng nhu cầu của đoàn viên, NLĐ. Công tác tuyên truyền, giáo dục các chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước tới công nhân lao động còn hạn chế, việc nắm bắt tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của công nhân, lao động ở một số doanh nghiệp chưa tốt, chưa kịp thời. Vai trò của ban chấp hành CĐCS trong việc tham gia xây dựng, sửa đổi các nội quy, quy chế của doanh nghiệp, tham gia xây dựng thang bảng lương, quy chế thưởng, phụ cấp của công ty chưa được phát huy. Các phong trào thi đua do công đoàn tổ chức, phát động hiệu quả thấp, chưa lôi cuốn, thu hút được đông đảo công nhân, lao động tham gia. Cán bộ CĐCS chưa chủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của NLĐ.

Nguyên nhân của những hạn chế trên đó là chế tài để bảo vệ cán bộ công đoàn chưa đủ mạnh, đội ngũ cán bộ CĐCS thường xuyên biến động nên việc cập nhật bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng vận động người lao động gặp nhiều khó khăn. Công tác xử lý các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật về lao động và Luật Công đoàn chưa nghiêm. Thời gian dành cho hoạt động công đoàn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch CĐCS và ban chấp hành CĐCS do người sử dụng lao động chi phối. Người sử dụng lao động chưa quan tâm và chưa tạo điều kiện cho công đoàn thực hiện công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho CNLĐ trong doanh nghiệp.

Từ những thuận lợi và hạn chế trên, Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh đề ra các giải pháp thực hiện để hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao:

Một là, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh và sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành có liên quan; sự phối hợp với lãnh đạo Ban Quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp tỉnh, của các Ban chuyên môn LĐLĐ tỉnh để vận động các doanh nghiệp thành lập tổ chức công đoàn và tạo điều kiện để người lao động tự nguyện gia nhập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp. Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp kiểm tra, giám sát liên ngành việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, công đoàn và việc thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp. 

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn, xây dựng CĐCS doanh nghiệp vững mạnh. Tranh thủ các kênh thông tin nắm bắt thông tin doanh nghiệp và lao động trên địa bàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh để phối hợp tuyên truyền phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn và phát triển đối tượng tham gia BHXH.

- Đối với chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động: Tuyên truyền để người chủ doanh nghiệp hiểu rõ về mục đích và hoạt động của tổ chức công đoàn, sự cần thiết phải phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS để xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững.

- Đối với đoàn viên công đoàn: Tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa ý nghĩa, tầm quan trọng, vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp, phát huy vai trò của đoàn viên công đoàn trong việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của doanh nghiệp, tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Đối với người lao động: Tập trung tuyên truyền để người lao động thấy được quyền và lợi ích của mình khi tham gia tổ chức công đoàn, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, tác phong công nghiệp, ý thức bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, của bản thân người lao động, tự nguyện gia nhập tổ chức công đoàn.

Ba là, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ công đoàn làm công tác phát triển đoàn viên. Phân công cán bộ công đoàn chuyên trách phụ trách từng địa bàn để làm tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS trong doanh nghiệp. Quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp hoạt động công đoàn; các quy định của pháp luật liên quan đến người lao động và hoạt động công đoàn cho cán bộ CĐCS, nhất là Chủ tịch CĐCS trong doanh nghiệp NQD. Giới thiệu lao động, việc làm cho lao động di cư về quê do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hằng năm, lựa chọn tháng 5 - “Tháng Công nhân” là tháng cao điểm tập trung công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp; hàng tháng, chủ động tổ chức các hoạt động hướng về CĐCS khu vực doanh nghiệp như: tuyên truyền kết nạp đoàn viên; hướng dẫn, giúp đỡ CĐCS doanh nghiệp hoạt động.

Bốn là, đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp, tạo động lực thu hút người lao động gia nhập tổ chức công đoàn. Tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, nâng cao vai trò, trách nhiệm của công đoàn cấp trên cơ sở trong tổ chức và hoạt động của công đoàn cơ sở. Tập trung hướng dẫn kỹ năng, phương pháp hoạt động cho cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ CĐCS ở các doanh nghiệp mới tham gia lần đầu. Phân công cán bộ về doanh nghiệp trực tiếp hướng dẫn nội dung và phương pháp hoạt động cho cán bộ CĐCS, giúp công đoàn cơ sở hoạt động, đặc biệt quan tâm kiện toàn, củng cố các công đoàn cơ sở yếu kém. Hướng dẫn và chỉ đạo BCH CĐCS tích cực chăm lo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động từ đó người lao động thấy được vai trò của tổ chức công đoàn và tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Năm là, chú trọng công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng, động viên kịp thời đối với các cấp công đoàn, cán bộ công đoàn, tình nguyện viên có thành tích trong phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Hằng năm, tổ chức sơ kết, đánh giá, đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện cho những năm sau. Thông qua sơ kết, để rút ra kinh nghiệm, khắc phục tồn tại, nhân rộng điển hình, những cách làm hay tạo chuyển biến tích cực. Đồng thời biểu dương khen thưởng, ghi nhận động viên, kịp thời cho những tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở. Hướng dẫn thành lập CĐCS trong các doanh nghiệp NQD theo Điều lệ CĐVN. Biên soạn bộ hồ sơ mẫu thành lập công đoàn cơ sở.

Làm tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn ở các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước góp phần xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, hoạt động công đoàn được mở rộng sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đông thời làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với công nhân, người lao động, tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới.

THU NAM

Chưa có bình luận nào cho bài viết này

Tư vấn pháp luật

Đoàn viên hỏi: Khi nào (theo tuần, tháng, quý, năm) thì người sử dụng ... 

Trả lời:

Công đoàn trả lời: Bộ Luật Lao động năm 2019 không quy định về thời điểm hoặc ...

Xem tất cả

--- Liên kết ---