Thứ năm, ngày 18 tháng 04 năm 2024

Tin tức, sự kiện

Cập nhật lúc : 15:13 05/10/2018

Trong 2 ngày Quốc tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười (ngày 6 và 7/10/2018), các công sở, nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.


Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tối 3/10 phát thông cáo đặc biệt về sự ra đi của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười.

 

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười (1917-2018)

Theo thông cáo, sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã từ trần hồi 23h12 phút, ngày 1/10/2018 (tức ngày 22/8 năm Mậu Tuất), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội.

Hơn 80 năm hoạt động cách mạng, ông đã có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc; được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

Thông cáo nhấn mạnh, ông mất đi là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Để tỏ lòng tưởng nhớ nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ ông với nghi thức Quốc tang.

Linh cữu nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng bắt đầu từ 7h ngày 6/10 đến 7h30 phút ngày 7/10; lễ truy điệu tổ chức vào 9h, ngày 7/10; Lễ an táng từ 13h cùng ngày tại quê nhà, khu Ma Vang, thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất TP HCM cũng tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Ban lễ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười gồm 39 người. Trưởng ban là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các thành viên gồm: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng...

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười sinh ngày 2/2/1917 tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; thường trú tại số nhà 11, phố Phạm Đình Hổ, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Ông tham gia hoạt động cách mạng năm 1936; vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 6/1939.

Ông trải qua nhiều cương vị: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa III, IV, V, VI, VII, VIII; Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị khóa IV; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V, VI, VII, VIII; Thường trực Ban Bí thư khóa VI; Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ tháng 6-1988 đến tháng 6-1991); Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ tháng 6/1991 đến tháng 12/1997); Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (từ năm 1997 đến năm 2000). Đại biểu Quốc hội các khóa II, IV, V, VI, VII, VIII và IX.

Mai Phương

Chưa có bình luận nào cho bài viết này

Tư vấn pháp luật

Em là giáo viên tại một trường tiểu học. Em đã được nhận bằng khen của ... 

Trả lời:

Theo định tại Điều 3 Thông tư 08/2013//TT-BNV thì điều kiện nâng bậc lương ...

Xem tất cả

--- Liên kết ---